Thứ ba, 13/05/2025 - 23:16
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Multimedia
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Hướng tới Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024
    • Nhà nước Đại cồ Việt
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Nhà nước Đại cồ Việt
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Hướng tới Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024
    • Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870- 22/4/2020)
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật (Thanh ngang)
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • e-Magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Mường Tè
    • Nậm Nhùn
    • Phong Thổ
    • Sìn Hồ
    • Than Uyên
    • Tân Uyên
    • Tam Đường
    • Thành phố Lai Châu
    • Xem thêm...
Văn hóa
Quê hương tựa khúc dân ca
Theo Báo Bắc Ninh
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Chủ nhật, 24/11/2024 08:38
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.

Bắc Ninh-Kinh Bắc, miền đất cội nguồn của văn hóa Việt, nơi có “những dòng sông bên lở, bên bồi”, có bóng dáng của những người mẹ quanh năm tảo tần với bánh đa, bánh đúc để dệt nên những “thảo thơm, đồng xanh, trái ngọt”; có những liền chị cầu Lim, liền anh Khúc Toại đẹp nết, đẹp người, đẹp cả lời ăn tiếng nói... Nơi đây chính là “chiếc nôi ngàn câu Quan họ” mà cộng đồng các thế hệ người dân Kinh Bắc đã trở thành tác giả nổi tiếng.
Ngoài Quan họ, Bắc Ninh còn vô vàn nét đẹp văn hóa truyền thống khác với đậm đặc di tích lịch sử văn hóa đình, đền, chùa; với những làng nghề thủ công, kho tàng truyền thuyết, huyền thoại, thơ ca, hò vè; với phong phú loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian truyền thống: Ca trù, múa rối nước, hát trống quân, tuồng, chèo... Song Quan họ trở thành nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu, kết tinh phẩm chất anh hùng và trữ tình của con người nơi đây. Dân ca Quan họ phản ánh đầy đủ và sâu sắc những mối quan hệ đặc thù của người Kinh Bắc-Bắc Ninh. Đó là mối quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng làng xã và giữa các làng xã với nhau. Quan họ tôn vinh những giá trị tinh thần cao quý với niềm khát khao vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ.
Đến với Quan họ, ai cũng cố gắng mặc đẹp, nói hay, ứng xử tao nhã, tấm lòng rộng mở, tâm hồn thăng hoa. Họ đến với nhau vì say câu ca giọng hát, vì phục tài mến đức nhau. Người Quan họ kết bạn và thề nguyền sẽ hát với nhau từ xuân này sang xuân khác. Tình bạn trong sáng, ân nghĩa thủy chung như nhất, phụng sự nghệ thuật và coi nhau như anh em một nhà. Và khi đã là anh em một nhà thì không được lấy nhau, luôn tôn trọng, quý mến, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Chính những quy định nghiêm ngặt này khiến cho Quan họ được nâng lên thành một sinh hoạt nghệ thuật thanh cao, lý tưởng, vượt lên trên tình cảm trai gái thông thường. Nhiều đôi hát đã trở thành bạn tâm giao, tri kỷ, thân thiết với nhau suốt đời.

 

Liền anh, liền chị Quan họ. Ảnh CTV.


Quan họ ngoài vẻ đẹp của lời ca, giọng hát, lề lối giao tiếp ứng xử, phục trang... còn mang vẻ đẹp của sự bình đẳng và tính tập thể đậm nét. Nghĩa là, bên cạnh tính quy ước, lề lối một cách chặt chẽ, nghiêm cẩn thì sinh hoạt văn hóa Quan họ còn mang vẻ đẹp của sự bình đẳng, của cộng đồng tập thể. Sự đoàn kết, ân nghĩa thủy chung, quý trọng tình nghĩa - “tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm” chính là triết lý nhân sinh mang giá trị nhân loại và vĩnh cửu.
Trên đất Kinh Bắc-Bắc Ninh, Quan họ đã trở thành thứ “âm nhạc cuộc đời” của nhiều liền anh, liền chị. Có lẽ chưa ở đâu mà hàng trăm người già “ham chơi” và say mê ca hát như ở vùng Quan họ. Những liền anh, liền chị ngoài 50, 60 tuổi vẫn say sưa hát thâu đêm, hát cho “tàn canh mãn võ”, cho “tàn đêm rạng ngày”. Lòng ham thích biến thành tình yêu gắn bó máu thịt vẫn không ngừng chảy trong từng đường gân, mạch máu các cụ cả khi tuổi đã “gần đất xa trời”... Người già truyền lan sang người trẻ, bà dạy cháu hát, mẹ dạy con gái con trai, cả mẹ chồng cũng dạy nàng dâu hát... Nam thanh nữ tú yêu thích và chăm chỉ học Quan họ ngày càng nhiều. Chưa có nơi đâu mà ông bà, bố mẹ khuyến khích con cái học hát rồi tự hào, vui sướng, hãnh diện khi thấy con hát hay, hát giỏi như các bậc phụ huynh ở vùng Quan họ. Niềm yêu say ấy khiến người lạ, khách đường xa đến Bắc Ninh không sao hiểu nổi!
Các nghệ nhân nơi đây cũng chưa bao giờ từ chối việc dạy hát cho người khác, bất kể là con cháu ruột thịt hay người trong xã, ngoài làng, thậm chí là người thiên hạ phương xa đến xin câu, luyện giọng. Cứ đụng đến chuyện Quan họ là dứt không ra, các cụ vừa kể vừa hát tự nhiên như nói chuyện. Miền quê mến yêu này, người ta cũng không gọi du khách là ông này, bà kia mà gọi là “người”- một đại từ phiếm chỉ sang trọng, lịch lãm: “Nghĩa người em để trong cơi/Nắp vàng đậy lại để nơi giường nằm”, “Người buông vạt áo em ra”, “Người về em dặn câu này”, “Người ơi người ở đừng về”, “Người ơi đến hẹn lại lên”…
Có nhà nghiên cứu cho rằng, bản sắc văn hóa, nhất là âm nhạc, nghệ thuật truyền thống giống như nguồn sữa mẹ. Muốn người khác, đặc biệt là người nước ngoài trân trọng chúng ta thì trước hết, chính chúng ta phải tự hào, phải trân trọng, phải hiểu, phải yêu những di sản của cha ông mình. Khi đó, ta mới có thể nói được với bạn bè quốc tế về những giá trị mà chúng ta đang có.
Để hiểu và để yêu luôn cần một quá trình rất dài và rất lâu. Song nếu mỗi chúng ta đều ý thức được những khoảng trống cần lấp đầy trong tâm hồn mình và nhận thức rằng việc giữ gìn nguồn cội quê hương là bổn phận và trách nhiệm, thì nhất định dòng mạch Quan họ ngọt lành sẽ ngày càng đẹp hơn, hay hơn. Khi ấy, sức hút của Quan họ với công chúng khắp hành tinh sẽ không còn là một giấc mơ...

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

dfgdfgdfg

dfgdfgdfg

dfgsdfgsdgfsfg

Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 15

dfsdfsdfsdf

Giao ban, trao đổi nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng của Thường trực Huyện ủy Than Uyên với bí thư các chi bộ bản, khu dân cư năm 2024

Trang Địa Phương

Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường Thành phố Lai Châu
Có thể bạn quan tâm
Bế mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng

Bế mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng

Giải chạy Putaleng truyền thống mở rộng huyện Tam Đường lần thứ II, năm 2024

Giải chạy Putaleng truyền thống mở rộng huyện Tam Đường lần thứ II, năm 2024

Đêm giao lưu văn nghệ “Sắc màu Lai Châu”

Đêm giao lưu văn nghệ “Sắc màu Lai Châu”

Liên hoan tiếng hát Người cao tuổi tỉnh Lai Châu lần thứ X

Liên hoan tiếng hát Người cao tuổi tỉnh Lai Châu lần thứ X

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng

Trưng bày chuyên đề di sản văn hóa, tái hiện Lễ Tủ Cải dân tộc Dao

Trưng bày chuyên đề di sản văn hóa, tái hiện Lễ Tủ Cải dân tộc Dao

Liên hoan Khèn Mông lần thứ II, năm 2024

Liên hoan Khèn Mông lần thứ II, năm 2024

Khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024

Khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024

Tin cùng chuyên mục
Giải đua bè trên Hồ Mường Lự
Giải đua bè trên Hồ Mường Lự
Văn hóa
22/11/2024 22:26
Chiều 22/11, Ban Tổ chức Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024 tổ chức Giải đua bè trên Hồ Mường Lự (thị trấn Tam Đường). Đây là một trong số các hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội PuTaLeng.
Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng năm 2024
Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng năm 2024
Văn hóa
22/11/2024 21:06
Tối 22/11, tại Công viên bờ đông Cầu Rồng, phường An Hải Trung, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Tuần Văn Hóa – Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng
Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Tuần Văn Hóa – Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng
Văn hóa
22/11/2024 17:21
Để đảm bảo cho chuỗi các hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng diễn ra thành công. Đến thời điểm này, những bước chuẩn bị cuối cùng của Tuần văn hóa đã được hoàn tất, hứa hẹn mang đến cho người dân thành phố biển Đà Nẵng và du khách những trải nghiệm thú vị về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và con người Lai Châu.
Khai mạc Giải thi đấu dù lượn đường trường PuTaLeng Việt Nam mở rộng lần thứ III
Khai mạc Giải thi đấu dù lượn đường trường PuTaLeng Việt Nam mở rộng lần thứ III
Văn hóa
21/11/2024 15:53
Trong khuôn khổ Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024, sáng 21/11, UBND huyện Tam Đường long trọng tổ chức Khai mạc Giải dù lượn đường trường PuTaLeng Việt Nam mở rộng lần thứ III, năm 2024.
Bản Hon: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Bản Hon: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Văn hóa
21/11/2024 13:39
Những năm qua, xã Bản Hon, huyện Tam Đường đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, như: ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian... Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nét đẹp kỳ vĩ của những đỉnh núi Lai Châu
Nét đẹp kỳ vĩ của những đỉnh núi Lai Châu
Văn hóa
21/11/2024 12:15
Lai Châu được biết đến là tỉnh biên giới địa đầu Tổ quốc với những dãy núi cao nhất Việt Nam mà không phải địa phương nào cũng có được, đây cũng là điểm hấp dẫn du khách đến với Lai Châu.
Tổng duyệt chương trình nghệ thuật Tuần Văn hoá – Du lịch Lai Châu tại Thành phố Đà Nẵng
Tổng duyệt chương trình nghệ thuật Tuần Văn hoá – Du lịch Lai Châu tại Thành phố Đà Nẵng
Văn hóa
19/11/2024 22:28
Chiều 19/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại Thành phố Đà Nẵng tổ chức tổng duyệt Chương trình nghệ thuật Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại Thành phố Đà Nẵng.
Bài 5: Bức tranh du lịch ngày càng khởi sắc
─ "Đòn bẩy" đưa văn hóa - du lịch Lai Châu phát triển lên tầm cao mới ─ Bài 5: Bức tranh du lịch ngày càng khởi sắc
Xã Hội
15/11/2024 14:39
Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ. Cùng với việc thực hiện Nghị quyết 59 của HĐND tỉnh đã đưa du lịch tỉnh Lai Châu ngày càng khởi sắc, lượng du khách ngày càng nhiều, doanh thu từ du lịch ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, đưa Lai Châu thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của các tỉnh Tây Bắc.
Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch
Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch
Văn hóa
15/11/2024 11:02
Nhằm tạo ấn tượng ngay từ ban đầu với du khách, các cơ sở dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước nâng cao chất lượng phục vụ. Từ đó, tăng sức cạnh tranh, góp phần đưa ngành công nghiệp “không khói” của tỉnh ngày càng phát triển.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Văn hóa
15/11/2024 09:07
Huyện Mường Tè có 10 dân tộc cùng sinh sống (La Hủ, Cống, Mảng, Si La, Hà Nhì, Thái, Mông...). Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW), công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện quan tâm, thực hiện.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2894 ngày 28/11/2024
Báo Lai Châu Số 2893 ngày 27/11/2024
Báo Lai Châu Số 2892 ngày 25/11/2024
Báo Lai Châu Số 2891 ngày 22/11/2024
Báo Lai Châu Số 2890 ngày 21/11/2024
Báo Lai Châu Số 2889 ngày 20/11/2024
Báo Lai Châu Số 2888 ngày 18/11/2024
Báo Lai Châu Số 2887 ngày 15/11/2024
Báo Lai Châu Số 2886 ngày 14/11/2024
Báo Lai Châu Số 2885 ngày 13/11/2024
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.