Thứ tư, 14/05/2025 - 02:04
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Multimedia
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Hướng tới Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024
    • Nhà nước Đại cồ Việt
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Nhà nước Đại cồ Việt
    • Bầu cử
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Hướng tới Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024
    • Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870- 22/4/2020)
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật (Thanh ngang)
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • e-Magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Nậm Nhùn
    • Phong Thổ
    • Sìn Hồ
    • Than Uyên
    • Tân Uyên
    • Tam Đường
    • Thành phố Lai Châu
    • Mường Tè
    • Xem thêm...
Du lịch
Văn hóa
Xã Hội
MULTIMEDIA
Bát Tràng - Lửa nghệ truyền đời
Đinh Đông - Ngọc Duy
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ tư, 07/08/2024 15:48
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) đã gìn giữ, bảo tồn và phát huy nghề làm gốm truyền thống hơn một nghìn năm tuổi. Nhân dân nơi đây luôn tự hào về nghề làm gốm mang đậm văn hoá, tinh hoa của người Việt. Để rồi họ tích cực, sáng tạo, đổi mới làm ra những sản phẩm gốm tinh xảo, bắt mắt đáp ứng thị hiếu khách hàng và từng bước đưa làng nghề truyền thống trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội.

1

2222

Trong chuyến công tác tại Thủ đô cuối tháng 7 vừa qua, giữa tiết trời đẹp bắt đầu sang thu của Hà Nội, chúng tôi được cán bộ Hội Nhà báo Hà Nội đưa đi thăm xã Bát Tràng - Nơi được ví là một trong những “tinh hoa làng nghề Việt”. Đến trụ sở UBND xã Bát Tràng, chúng tôi được đồng chí Phạm Huy Khôi - Chủ tịch UBND xã tiếp đón nồng nhiệt. Điểm đến đầu tiên anh Khôi đưa chúng tôi tham quan là Nhà truyền thống. Là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, có tình yêu sâu đậm và đam mê với nghề gốm nên anh Khôi say sưa giới thiệu cho chúng tôi về nguồn cội của làng nghề gốm Bát Tràng. Những giai đoạn thăng trầm; sự nỗ lực của người dân trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy tinh hoa của làng nghề bằng chất giọng hào sảng, ánh mắt biết nói và nụ cười tươi.

3

4

Gốm Bát Tràng rất phong phú đa dạng với nhiều kiểu dáng chủng loại và kích thước, phân loại theo chức năng. Như đồ thờ cúng có phù hương, chân đèn, nậm rượu, chóe... Đồ gia dụng có ấm, chén, bát, đĩa, vò, lọ, chậu. Đồ gốm trang trí mỹ nghệ và gốm xây dựng. Để tạo ra một sản phẩm gốm phải trải qua từ 15-20 công đoạn khác nhau tuỳ từng chất liệu và cách thức tạo ra sản phẩm như sản phẩm tạo ra từ khuôn và sản phẩm tạo ra từ chế tác thủ công... Nguồn nguyên liệu chính làm nên sản phẩm hữu ích cho cuộc sống đó là đất cao lanh trắng.

55

66

Nghệ nhân được coi là hồn cốt cho sự phát triển của nghề gốm Bát Tràng. Với khối óc sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo kết hợp bí quyết sử dụng các dòng men quý, họ tạo nên những sản phẩm gốm đầy tinh xảo, đẹp mắt, độc đáo có giá trị cao. Như nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Đạt chuyên về dòng men rạn cổ; nghệ nhân Trần Độ chuyên phục chế các dòng men thời Lý, thời Trần đã làm ra bộ sưu tập Ấn rồng gần 50 mẫu ấn qua các thời đại; hay đôi choé men rạn cao 2m trị giá 6 tỷ đồng, đôi choé men trà của nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn hoàn thành dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội.

Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Đạt - xã Bát Tràng phấn khởi: Sinh ra và lớn lên ở gia đình có truyền thống làm nghề gốm lâu đời tại Bát Tràng, ngay từ nhỏ tôi được đùa vui với đất, quen với lửa, vì thế rất đam mê, say với nghề. Là người con của quê hương, không riêng tôi mà tất cả nghệ nhân, thợ giỏi đều luôn đau đáu làm thế nào để tạo ra những sản phẩm mang tính chất văn hoá của dân tộc, hồn cốt của làng nghề gốm nghìn năm tuổi. Đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng và chạm đến trái tim của những người yêu gốm.

Đối với nghệ nhân trẻ Phạm Duy Tân - Trưởng phòng sản xuất, công ty TNHH gốm sứ Cương Duyên nối nghiệp cha ông là niềm tự hào và trách nhiệm để gìn giữ tinh hoa của làng nghề Việt. Anh Tân chia sẻ: Hiện nay, ngoài việc phát huy thế mạnh của dòng men độc quyền “dệt gấm thêu hoa” kết hợp với sự sáng tạo trẻ, tạo ra những sản phẩm đẹp, đáp ứng được yêu cầu thị trường, chúng tôi còn nghiên cứu dòng men pháp lam, liên tục sản xuất, cải tiến để thúc đẩy nghề gốm quê hương ngày càng phát triển.

77

Từ nơi làng nghề làm gốm truyền thống Bát Tràng đã sinh ra những người thợ giỏi, tài hoa, góp phần tô đẹp cho quê hương, đất nước.  Hiện nay, xã Bát Tràng có 2 nghệ nhân Nhân dân, 8 nghệ nhân ưu tú, 27 nghệ nhân Hà Nội, 5 nghệ nhân dân gian, trên 100 nghệ nhân làng nghề Việt Nam và 2 câu lạc bộ làng nghề truyền thống.

777

Trong niềm hân hoan, phấn khởi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết thêm: Là xã không sản xuất nông nghiệp, hiện nay, Bát Tràng có gần 100% hộ dân sản xuất, kinh doanh liên quan đến gốm sứ. Trên 700 hộ sản xuất gốm sứ, hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ. Địa phương có cụm sản xuất làng nghề tập trung rộng 17 ha. Bên cạnh 2 làng nghề truyền thống Bát Tràng, Giang Cao với bề dày lịch sử văn hoá lâu đời, trên địa bàn còn có 27 di tích, trong đó 6 di tích được xếp hạng: Nhà tưởng niệm Bác Hồ – nơi Bác Hồ về thăm Bát Tràng vào 20/2/1959; Nhà in báo độc lập – nơi xuất bản đầu tiên bài hát Tiến quân ca (Quốc ca Việt Nam) của Nhạc sĩ Văn Cao. Thêm nữa là Bát Tràng nằm ven con sông Hồng - đây là những điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển du lịch.

88

Bước ngoặt cho sự phát triển du lịch của Bát Tràng phải kể đến năm 2019, nơi đây được công nhận là điểm du lịch của thành phố. Năm 2021, Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt đi vào hoạt động đã thu hút đông đảo du khách từ mọi miền Tổ quốc và du khách quốc tế về tham quan. Nơi đây có những điểm nổi bật về kiến trúc khối bàn xoay “độc nhất vô nhị” và 6 tầng trưng bày, trải nghiệm chủ đề gốm sứ ấn tượng để du khách thoả thích ngắm nhìn, thưởng thức và tạo dáng chụp ảnh bên những xoáy ốc khổng lồ, tác phẩm điêu khắc gốm sứ tuyệt đẹp…

99

Để hấp dẫn các du khách, xã Bát Tràng vận động các nghệ nhân, doanh nghiệp chuyển đổi một số hoạt động từ sản xuất sang du lịch. Tạo sân chơi để nhân dân, du khách trải nghiệm nặn gốm; các văn nghệ sĩ đến sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật trên chất liệu bằng gốm sứ. Minh chứng cho những điều mình nói, anh Khôi đưa chúng tôi đến thăm lò Bầu cổ của làng cổ Bát Tràng.

Đặt chân đến lò Bầu cổ, hiện lên trước mắt chúng tôi là một không gian nhộn nhịp, vui tươi. Các em nhỏ thích thú bên chiếc bàn xoay nặn chiếc bát, chiếc cốc cùng bố mẹ; nhiều thanh niên trẻ đang say mê trang trí cho sản phẩm gốm mình vừa làm ra. Tay lấm lem nhưng ai cũng nở nụ cười hạnh phúc. Chị Dương Thị Như Quỳnh hồ hởi: Nhà tôi cũng ở huyện Gia Lâm, thỉnh thoảng cuối tuần, tôi đưa 2 cháu qua đây để các con được vui chơi, sáng tạo nặn gốm. Vừa cho các con sân chơi bổ ích tránh xa tivi, điện thoại; đồng thời, tôi cũng được giải trí, giảm căng thẳng sau tuần làm việc vất vả.

111

222

Trung bình mỗi năm, Bát Tràng đón khoảng 500.000 lượt khách trong nước và quốc tế. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất gốm sứ và thương mại, du lịch trên địa bàn đạt trên 2.000 tỷ đồng; tăng thu nhập bình quân cho người dân trong xã với mức gần 90 triệu/người/năm.

3333

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

dfgdfgdfg

dfgdfgdfg

dfgsdfgsdgfsfg

Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 15

dfsdfsdfsdf

Giao ban, trao đổi nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng của Thường trực Huyện ủy Than Uyên với bí thư các chi bộ bản, khu dân cư năm 2024

Trang Địa Phương

Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường Thành phố Lai Châu Mường Tè
Có thể bạn quan tâm
Đêm giao lưu văn nghệ “Sắc màu Lai Châu”

Đêm giao lưu văn nghệ “Sắc màu Lai Châu”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng

Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng năm 2024

Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng năm 2024

Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Tuần Văn Hóa – Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng

Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Tuần Văn Hóa – Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng

Nét đẹp kỳ vĩ của những đỉnh núi Lai Châu

Nét đẹp kỳ vĩ của những đỉnh núi Lai Châu

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật Tuần Văn hoá – Du lịch Lai Châu tại Thành phố Đà Nẵng

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật Tuần Văn hoá – Du lịch Lai Châu tại Thành phố Đà Nẵng

Phát triển du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện

Phát triển du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện

Lễ công nhận điểm du lịch Vịnh Pá Khôm

Lễ công nhận điểm du lịch Vịnh Pá Khôm

Tin cùng chuyên mục
Tà Mung - mùa vàng rực rỡ
Tà Mung - mùa vàng rực rỡ
Xã Hội
25/09/2024 16:34
Xã Tà Mung nằm cách trung tâm thị trấn Than Uyên khoảng 25km. Mấy năm trở lại đây, xã là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của huyện gắn với chợ phiên Nậm Pắt. Với độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng khí hậu trong lành, mát mẻ.
Có một Hà Nội đẹp như thế!
Có một Hà Nội đẹp như thế!
Xã Hội
09/08/2024 10:09
Yêu lắm, tự hào lắm Hà Nội ơi! Đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam. Nơi mà những di sản văn hoá còn lưu truyền mãi; nơi giao thoa và kết tinh văn hoá của nhân loại. Và một điều đặc biệt, giữa phố xá phồn hoa, tráng lệ với nhịp sống tấp nập, đông vui, người Hà Nội xưa và nay vẫn mang trong mình nét đẹp thanh lịch, văn minh.
Bài 2: Đưa Trà sen Tây Hồ vươn cao, bay xa
Bài 2: Đưa Trà sen Tây Hồ vươn cao, bay xa
Du lịch
06/08/2024 16:56
Để trà sen Tây Hồ nói chung và thương hiệu “Chè sen Quảng An - Tinh hoa trà Việt” nói riêng vươn cao, bay xa, được nhân dân trong nước, du khách quốc tế đón nhận và yêu thích, gia đình nghệ nhân Ngô Văn Xiêm đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã bao bì đẹp mắt. Qua đó, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng; lan tỏa nét đẹp văn hóa tinh tế người Tây Hồ và mảnh đất Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Chốn “Bồng lai tiên cảnh” giữa núi rừng Lai Châu
Chốn “Bồng lai tiên cảnh” giữa núi rừng Lai Châu
Du lịch
29/07/2024 20:40
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo, đèo Ô Quy Hồ (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường) ngày càng thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của chốn “Bồng lai tiên cảnh”.
Bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản
Bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản
Văn hóa
05/07/2024 10:26
Cây đa cổ thụ thuộc bản Lở Thàng 1, bản Lở Thàng 2 (xã Thèn Sin, huyện Tam Đường) trên 500 tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam từ đầu tháng 5/2024. Để bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản, cấp uỷ, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa của Cây Di sản Việt Nam; đồng thời, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực chăm sóc, bảo vệ gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch.
“Đá Sổ đỏ”
“Đá Sổ đỏ”
Văn hóa
28/06/2024 20:17
Bản du lịch cộng đồng ASEAN Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ) không chỉ là điểm thu hút khách du lịch ở cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ mà nơi đây còn chứa đựng bản sắc văn hóa riêng biệt cùng nhiều điều kỳ bí. Trong đó, phải kể đến nhiều phiến đá cổ có những vệt khắc chứa đựng những bí ẩn về cách chia ruộng của người Mông xa xưa khi sinh cư lập nghiệp tại vùng biên giới Tây Bắc. Bà con dân tộc Mông nơi đây gọi là “Đá Sổ đỏ”.
Ngọt ngào vị lê nơi rẻo cao Tây Bắc
Ngọt ngào vị lê nơi rẻo cao Tây Bắc
Xã Hội
27/06/2024 15:34
Ấn tượng với chúng tôi là trái lê ở xã Giang Ma có vị ngọt thơm, thanh mát và giòn. Bạn bè tôi ai cũng mê, nhất là được trải nghiệm thú vị bên những chùm lê sai trĩu quả và chụp được nhiều ảnh đẹp làm kỷ niệm. Tôi sẽ mua thật nhiều quả lê ở đây về để làm quà cho người thân – đó là chia sẻ của nhiều du khách khi tham dự ngày hội hái lê lần thứ nhất năm 2024 diễn ra tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường.
Kích cầu du lịch mùa hè
Kích cầu du lịch mùa hè
Văn hóa
24/06/2024 11:06
Dịp hè là thời điểm các gia đình, cơ quan, đơn vị… có xu hướng đi chơi, du lịch để giảm stress, nghỉ ngơi, thư giãn, có thêm những trải nghiệm thú vị. Nhằm hút khách du lịch dịp hè năm nay, mới đây, tỉnh triển khai chương trình kích cầu du lịch.
“Vườn cổ tích” giữa lòng thành phố trẻ
“Vườn cổ tích” giữa lòng thành phố trẻ
Du lịch
22/06/2024 21:15
Những ngày này, khu “vườn cổ tích” của chị Trần Thị Thuỳ Linh ở bản Thành Công, xã San Thàng (thành phố Lai Châu) trở nên rộn ràng, tấp nập người ra vào. Bởi ở đây, mọi người không chỉ được thăm quan mà còn được chụp hình bên vườn nho sai trĩu quả, nô đùa cùng những chú cừu, dê con đáng yêu, xinh xắn.
“Thiên đường nghỉ dưỡng” ở xứ chè
“Thiên đường nghỉ dưỡng” ở xứ chè
Xã Hội
24/04/2024 21:26
Nhập từ khóa “Tân Uyên Paradise”, google sẽ cho 203.000 kết quả tìm kiếm. “Tân Uyên Paradise” (tổ dân phố 17, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên) đang là điểm đến lý tưởng, là địa chỉ hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vì vậy, “Tân Uyên Paradise” được người dân nơi đây cũng như du khách sau khi trải nghiệm gọi là “thiên đường nghỉ dưỡng” ở xứ chè.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2894 ngày 28/11/2024
Báo Lai Châu Số 2893 ngày 27/11/2024
Báo Lai Châu Số 2892 ngày 25/11/2024
Báo Lai Châu Số 2891 ngày 22/11/2024
Báo Lai Châu Số 2890 ngày 21/11/2024
Báo Lai Châu Số 2889 ngày 20/11/2024
Báo Lai Châu Số 2888 ngày 18/11/2024
Báo Lai Châu Số 2887 ngày 15/11/2024
Báo Lai Châu Số 2886 ngày 14/11/2024
Báo Lai Châu Số 2885 ngày 13/11/2024
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.