Thứ tư, 14/05/2025 - 03:06
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Multimedia
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Hướng tới Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024
    • Nhà nước Đại cồ Việt
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Nhà nước Đại cồ Việt
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Hướng tới Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024
    • Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870- 22/4/2020)
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật (Thanh ngang)
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • e-Magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Sìn Hồ
    • Than Uyên
    • Tân Uyên
    • Tam Đường
    • Thành phố Lai Châu
    • Mường Tè
    • Nậm Nhùn
    • Phong Thổ
    • Xem thêm...
Du lịch
Văn hóa
Tam Đường
Bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản
Phương Thanh
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ sáu, 05/07/2024 10:26
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Cây đa cổ thụ thuộc bản Lở Thàng 1, bản Lở Thàng 2 (xã Thèn Sin, huyện Tam Đường) trên 500 tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam từ đầu tháng 5/2024. Để bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản, cấp uỷ, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa của Cây Di sản Việt Nam; đồng thời, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực chăm sóc, bảo vệ gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch.

Nằm cách thành phố Lai Châu 12km, nơi giao nhau giữa 2 tuyến đường tỉnh lộ 130 và tuyến hành lang biên giới, xã Thèn Sin (huyện Tam Đường) được coi là điểm kết nối giữa thành phố Lai Châu và Điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN thuộc xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ). Những năm qua, Thèn Sin thu hút khách du lịch với cảnh sắc thiên nhiên hùng vỹ cùng bản sắc văn hoá độc đáo, con người thân thiện, hiền hoà, mến khách. Ẩn trong khu vực rừng già cổ xưa của 2 bản: Lở Thàng 1, Lở Thàng 2, cách trung tâm xã Thèn Sin 600m là nơi toạ lạc của cây đa cổ thụ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Cây đa cổ thụ đứng sừng sững, hiên ngang như một minh chứng lịch sử lâu đời và tinh thần quật cường của người dân nơi đây. Được mệnh danh là “cây thần, cây thiêng”, cây đa đã trở thành biểu tượng văn hoá, niềm tự hào của người dân xã Thèn Sin. Cây đa có tuổi đời ước tính trên 500 năm, với chu vi thân chính 10,6m, đường kính gốc 3,37m, chiều cao 21,2m, dáng khỏe mạnh, tán lá sum suê tỏa bóng mát cả một khoảng rộng, thân cây to lớn, có bộ rễ đồ sộ, bám sâu vào lòng đất như níu giữ sự trường tồn cùng với thời gian. Bao quanh cây đa là thảm cỏ xanh mướt là nơi nghỉ chân lý tưởng cho người dân sau những giờ làm việc vất vả.

Cây Di sản Việt Nam thuộc 2 bản: Lở Thàng 1, Lở Thàng 2 (xã Thèn Sin, huyện Tam Đường).

Cây đa cổ thụ này không chỉ mang vẻ đẹp, biểu tượng trường tồn mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Thèn Sin. Tương truyền, cây đa là nơi trú ngụ của các vị thần linh che chở cho dân bản bình an, may mắn. Vào những dịp lễ hội, người dân thường tụ tập dưới gốc đa để vui chơi, ca hát, tạo nên bầu không khí vui tươi, náo nhiệt. Dưới tán đa già là nơi diễn ra nhiều nghi lễ quan trọng như: cúng tế cầu an, tỏ lòng thành kính của người dân đối với tổ tiên.
Người dân nơi đây vẫn kể, trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vị trí cây đa này cũng chính là nơi những người yêu nước thường tụ họp tại đây để bàn bạc kế sách, phương án đối phó với các cuộc càn quét, bắt phu, chính sách cai trị hà khắc của chế độ thực dân. Đặc biệt, để chuẩn bị phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1952, tại đây cán bộ ta đã tổ chức họp, bàn bạc để ủng hộ sức người, đóng góp thóc, lúa cho bộ đội tham gia chiến dịch. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, vị trí cây đa lại là nơi Uỷ ban hành chính xã, lực lượng dân quân địa phương tổ chức họp bàn phương án chống lại cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm, bàn bạc kế hoạch di tán dân cư đến nơi an toàn.
Cây đa như một “chứng nhân lịch sử” của nhân dân các dân tộc xã Thèn Sin, đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, thiêng liêng của người dân nơi đây. Nhiều lần bom đạn của thực dân, đế quốc rơi cũng không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, trường tồn của cây đa. Qua hơn 500 năm tuổi cây đa lưu giữ những câu chuyện gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày, đời sống tâm linh, lịch sử và văn hóa của người dân địa phương.
Ông Lù A Kèn - Bí thư Chi bộ bản Lở Thàng 2 cho biết: “Cây đa cổ thụ của bản rất tâm linh, từ trước đến nay, người dân trong bản luôn tôn thờ, thường xuyên thờ cúng. Chúng tôi tuyên truyền cho thế hệ con, cháu về giá trị tâm linh, lịch sử của cây đa để thế hệ sau biết đến những công lao của thế hệ đi trước, đồng thời, vận động nhân dân cùng chung tay, góp sức chăm sóc, bảo vệ và nâng cao giá trị của cây đa di sản để cây phát triển tốt, trường tồn với thời gian, thúc đẩy phát triển văn hoá tâm linh”.
Nhằm bảo tồn, phát huy cây di sản tại xã Thèn Sin, huyện Tam Đường quan tâm, hỗ trợ kinh phí để chỉnh trang, tạo cảnh quan quanh khu vực cây đa di sản khang trang, sạch đẹp, tạo điều kiện cho nhân dân và du khách tham quan, chiêm ngưỡng.
Đồng chí Nguyễn Văn Chung - Bí thư Đảng uỷ xã Thèn Sin cho biết: “Cây đa cổ thụ này rất linh thiêng, gắn liền với bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc trong xã. Cây đa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá, là cơ hội để xã khơi dậy tinh thần yêu nước, tạo sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời, tạo động lực để xã Thèn Sin phát triển văn hoá tâm linh cũng như phát triển kinh tế cho nhân dân trên địa bàn”.
Với giá trị lịch sử, văn hoá và tâm linh, cây đa cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam, là tiền đề để xã Thèn Sin quảng bá, phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội khởi sắc.

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

dfgdfgdfg

dfgdfgdfg

dfgsdfgsdgfsfg

Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 15

dfsdfsdfsdf

Giao ban, trao đổi nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng của Thường trực Huyện ủy Than Uyên với bí thư các chi bộ bản, khu dân cư năm 2024

Trang Địa Phương

Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ
Có thể bạn quan tâm
Đêm giao lưu văn nghệ “Sắc màu Lai Châu”

Đêm giao lưu văn nghệ “Sắc màu Lai Châu”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng

Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng năm 2024

Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng năm 2024

Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Tuần Văn Hóa – Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng

Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Tuần Văn Hóa – Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng

Nét đẹp kỳ vĩ của những đỉnh núi Lai Châu

Nét đẹp kỳ vĩ của những đỉnh núi Lai Châu

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật Tuần Văn hoá – Du lịch Lai Châu tại Thành phố Đà Nẵng

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật Tuần Văn hoá – Du lịch Lai Châu tại Thành phố Đà Nẵng

Phát triển du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện

Phát triển du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện

Lễ công nhận điểm du lịch Vịnh Pá Khôm

Lễ công nhận điểm du lịch Vịnh Pá Khôm

Tin cùng chuyên mục
Tà Mung - mùa vàng rực rỡ
Tà Mung - mùa vàng rực rỡ
Xã Hội
25/09/2024 16:34
Xã Tà Mung nằm cách trung tâm thị trấn Than Uyên khoảng 25km. Mấy năm trở lại đây, xã là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của huyện gắn với chợ phiên Nậm Pắt. Với độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng khí hậu trong lành, mát mẻ.
Có một Hà Nội đẹp như thế!
Có một Hà Nội đẹp như thế!
Xã Hội
09/08/2024 10:09
Yêu lắm, tự hào lắm Hà Nội ơi! Đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam. Nơi mà những di sản văn hoá còn lưu truyền mãi; nơi giao thoa và kết tinh văn hoá của nhân loại. Và một điều đặc biệt, giữa phố xá phồn hoa, tráng lệ với nhịp sống tấp nập, đông vui, người Hà Nội xưa và nay vẫn mang trong mình nét đẹp thanh lịch, văn minh.
Bát Tràng - Lửa nghệ truyền đời
Bát Tràng - Lửa nghệ truyền đời
Văn hóa
07/08/2024 15:48
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) đã gìn giữ, bảo tồn và phát huy nghề làm gốm truyền thống hơn một nghìn năm tuổi. Nhân dân nơi đây luôn tự hào về nghề làm gốm mang đậm văn hoá, tinh hoa của người Việt. Để rồi họ tích cực, sáng tạo, đổi mới làm ra những sản phẩm gốm tinh xảo, bắt mắt đáp ứng thị hiếu khách hàng và từng bước đưa làng nghề truyền thống trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội.
Bài 2: Đưa Trà sen Tây Hồ vươn cao, bay xa
Bài 2: Đưa Trà sen Tây Hồ vươn cao, bay xa
Du lịch
06/08/2024 16:56
Để trà sen Tây Hồ nói chung và thương hiệu “Chè sen Quảng An - Tinh hoa trà Việt” nói riêng vươn cao, bay xa, được nhân dân trong nước, du khách quốc tế đón nhận và yêu thích, gia đình nghệ nhân Ngô Văn Xiêm đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã bao bì đẹp mắt. Qua đó, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng; lan tỏa nét đẹp văn hóa tinh tế người Tây Hồ và mảnh đất Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Chốn “Bồng lai tiên cảnh” giữa núi rừng Lai Châu
Chốn “Bồng lai tiên cảnh” giữa núi rừng Lai Châu
Du lịch
29/07/2024 20:40
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo, đèo Ô Quy Hồ (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường) ngày càng thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của chốn “Bồng lai tiên cảnh”.
“Đá Sổ đỏ”
“Đá Sổ đỏ”
Văn hóa
28/06/2024 20:17
Bản du lịch cộng đồng ASEAN Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ) không chỉ là điểm thu hút khách du lịch ở cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ mà nơi đây còn chứa đựng bản sắc văn hóa riêng biệt cùng nhiều điều kỳ bí. Trong đó, phải kể đến nhiều phiến đá cổ có những vệt khắc chứa đựng những bí ẩn về cách chia ruộng của người Mông xa xưa khi sinh cư lập nghiệp tại vùng biên giới Tây Bắc. Bà con dân tộc Mông nơi đây gọi là “Đá Sổ đỏ”.
Ngọt ngào vị lê nơi rẻo cao Tây Bắc
Ngọt ngào vị lê nơi rẻo cao Tây Bắc
Xã Hội
27/06/2024 15:34
Ấn tượng với chúng tôi là trái lê ở xã Giang Ma có vị ngọt thơm, thanh mát và giòn. Bạn bè tôi ai cũng mê, nhất là được trải nghiệm thú vị bên những chùm lê sai trĩu quả và chụp được nhiều ảnh đẹp làm kỷ niệm. Tôi sẽ mua thật nhiều quả lê ở đây về để làm quà cho người thân – đó là chia sẻ của nhiều du khách khi tham dự ngày hội hái lê lần thứ nhất năm 2024 diễn ra tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường.
Kích cầu du lịch mùa hè
Kích cầu du lịch mùa hè
Văn hóa
24/06/2024 11:06
Dịp hè là thời điểm các gia đình, cơ quan, đơn vị… có xu hướng đi chơi, du lịch để giảm stress, nghỉ ngơi, thư giãn, có thêm những trải nghiệm thú vị. Nhằm hút khách du lịch dịp hè năm nay, mới đây, tỉnh triển khai chương trình kích cầu du lịch.
“Vườn cổ tích” giữa lòng thành phố trẻ
“Vườn cổ tích” giữa lòng thành phố trẻ
Du lịch
22/06/2024 21:15
Những ngày này, khu “vườn cổ tích” của chị Trần Thị Thuỳ Linh ở bản Thành Công, xã San Thàng (thành phố Lai Châu) trở nên rộn ràng, tấp nập người ra vào. Bởi ở đây, mọi người không chỉ được thăm quan mà còn được chụp hình bên vườn nho sai trĩu quả, nô đùa cùng những chú cừu, dê con đáng yêu, xinh xắn.
“Thiên đường nghỉ dưỡng” ở xứ chè
“Thiên đường nghỉ dưỡng” ở xứ chè
Xã Hội
24/04/2024 21:26
Nhập từ khóa “Tân Uyên Paradise”, google sẽ cho 203.000 kết quả tìm kiếm. “Tân Uyên Paradise” (tổ dân phố 17, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên) đang là điểm đến lý tưởng, là địa chỉ hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vì vậy, “Tân Uyên Paradise” được người dân nơi đây cũng như du khách sau khi trải nghiệm gọi là “thiên đường nghỉ dưỡng” ở xứ chè.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2894 ngày 28/11/2024
Báo Lai Châu Số 2893 ngày 27/11/2024
Báo Lai Châu Số 2892 ngày 25/11/2024
Báo Lai Châu Số 2891 ngày 22/11/2024
Báo Lai Châu Số 2890 ngày 21/11/2024
Báo Lai Châu Số 2889 ngày 20/11/2024
Báo Lai Châu Số 2888 ngày 18/11/2024
Báo Lai Châu Số 2887 ngày 15/11/2024
Báo Lai Châu Số 2886 ngày 14/11/2024
Báo Lai Châu Số 2885 ngày 13/11/2024
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.