Thứ ba, 13/05/2025 - 22:31
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Multimedia
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Hướng tới Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024
    • Nhà nước Đại cồ Việt
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Nhà nước Đại cồ Việt
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Hướng tới Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024
    • Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870- 22/4/2020)
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Du lịch
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
  • Xã Hội
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Biên Phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật (Thanh ngang)
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • e-Magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Mường Tè
    • Nậm Nhùn
    • Phong Thổ
    • Sìn Hồ
    • Than Uyên
    • Tân Uyên
    • Tam Đường
    • Thành phố Lai Châu
    • Xem thêm...
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chính trị
Phòng chống diễn biến hòa bình
Chống lãng phí
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ ba, 15/10/2024 10:29
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Trân trọng giới thiệu bài viết "CHỐNG LÃNG PHÍ" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phòng, chống lãng phí. Bác căn dặn "Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ"[1]; Người chỉ rõ "Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất phổ biến..."[2]; "Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô"[3]; Người nhiều lần nhấn mạnh "Phải quý trọng của công: Tất cả cái ăn, cái mặc, cái dùng của các cô, các chú là mồ hôi nước mắt của đồng bào. Phải tiết kiệm, giữ gìn, không được lãng phí[4]; "Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ "giặc ở trong lòng". Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chiến sĩ và nhân dân phải hăng hái tham gia phong trào ấy"[5]. Không chỉ là thường xuyên căn dặn, nhắc nhở, bàn luận về tiết kiệm, chống lãng phí dưới góc độ lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đã truyền cảm hứng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua, huy động, hội tụ tiềm lực, sức mạnh chiến thắng thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Ngày 21/8/2006, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ngày 25/5/2012, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Kết luận số 21-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương (khóa X); ngày 21/12/2012, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ngày 25/12/2023, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: "Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí... chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế... Tham nhũng, lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp... ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội"[6]. Thể chế hoá các chủ trương của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998; Quốc hội đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và năm 2013; Hiến pháp năm 2013 quy định "Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế-xã hội và quản lý nhà nước"[7].

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hiến pháp và quy định của pháp luật, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã xác định rõ hơn trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng các nguồn lực của đất nước được nâng lên. Ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập đến chấp hành dự toán và quyết toán; mua sắm, trang bị, quản lý và sử dụng tài sản, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc trong các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách thực hiện theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định; công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn, tài sản nhà nước có chuyển biến tích cực. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước được triển khai; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, ý thức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã góp phần đưa công cuộc đổi mới đạt những thành tựu vĩ đại; đạt và vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội qua các nhiệm kỳ, kể cả trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ như dịch bệnh, thiên tai; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.

Bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho phát triển. Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế-xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước. Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm. Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến từng dạng thức lãng phí, còn do thực thi các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí trong thực tế vẫn còn hạn chế; hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường gắn với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo. Chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí. Việc xây dựng văn hoá tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

2. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của chúng ta. Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan toả mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hoá ứng xử trong thời đại mới; chú trọng một số giải pháp trọng tâm, sau đây:

Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống "giặc nội xâm" đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh". Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực công, khu vực tư về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để. Xây dựng, triển khai thiết thực các cuộc vận động, phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công. Ban hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí; xây dựng cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần "xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực".

Thứ ba, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân dân và phát triển đất nước. Trọng tâm là: (1) Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí. Trong đó, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển. Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế-kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí. (2) Cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; chống bệnh quan liêu. (3) Sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; tăng cường tính bền vững, tối ưu hoá quy trình làm việc; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém. Sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án đường dây 500 Kv mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình)-Phố Nối (Hưng Yên) để rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa. (4) Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới. Có các giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thứ tư, xây dựng văn hoá phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành "tự giác", "tự nguyện", "cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày". Xây dựng văn hoá tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân; coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.

V.I. Lênin nói "Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy rẫy"[8]; Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu nhấn mạnh "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công"[9]; để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, nhất định chúng ta phải quyết tâm phòng, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tiêu cực./.

TÔ LÂM -  Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

dfgdfgdfg

dfgdfgdfg

dfgsdfgsdgfsfg

Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 15

dfsdfsdfsdf

Giao ban, trao đổi nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng của Thường trực Huyện ủy Than Uyên với bí thư các chi bộ bản, khu dân cư năm 2024

Trang Địa Phương

Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường Thành phố Lai Châu
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 15

Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 15

Hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2024

Hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2024

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế

Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân

Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân

Chương trình “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” tại Vùng 3 Hải quân

Chương trình “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” tại Vùng 3 Hải quân

Tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về tôn giáo

Tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về tôn giáo

Sáng ngời phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Sáng ngời phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Tổng Thanh tra Chính phủ: Khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

Tổng Thanh tra Chính phủ: Khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
27/11/2024 15:40
Sáng 27-11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ
Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ
Chính trị
27/11/2024 15:02
Sáng 27-11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2024.
Người mẹ hiền thứ 2
Người mẹ hiền thứ 2
Xã Hội
27/11/2024 08:28
“Có một nghề không trồng cây vào đất - Mà mang lại cho Đời đầy trái ngọt hoa tươi…” - Đó những câu thơ hay nói về nghề giáo, một nghề cao quý. Tại ngôi Trường Mầm non xã Phúc Than (huyện Than Uyên), có những cô giáo được mọi người biết đến với tấm lòng tận tụy và tình yêu thương vô bờ bến dành cho trẻ nhỏ. Tiêu biểu trong đó là hai cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền và cô Nguyễn Thị Huế, luôn tận tụy chăm lo cho trẻ từ bữa ăn hay giấc ngủ, dạy dỗ các em những điều hay lẽ phải, xứng đáng là người mẹ hiền thứ hai của các em nhỏ.
Hội đàm giữa Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Bộ đội Biên phòng khu vực Mông Tự (Trung Quốc)
Hội đàm giữa Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Bộ đội Biên phòng khu vực Mông Tự (Trung Quốc)
An ninh quốc phòng
26/11/2024 21:55
Chiều 26-11, tại TP Mông Tự, Châu Hồng Hà (Vân Nam, Trung Quốc), đoàn đại biểu BĐBP tỉnh Lai Châu (Việt Nam) do Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chính ủy BĐBP tỉnh làm Trưởng đoàn và Đoàn đại biểu BĐBP Khu vực Mông Tự (Trung Quốc) do Đại tá Hoàng Đồng Cường, Bộ đội trưởng BĐBP Khu vực Mông Tự làm Trưởng đoàn tiến hành Hội đàm công tác biên phòng lần thứ 15, năm 2024.
Gặp mặt già làng, trưởng bản, người có uy tín trong khu kinh tế quốc phòng Phong Thổ năm 2024
Gặp mặt già làng, trưởng bản, người có uy tín trong khu kinh tế quốc phòng Phong Thổ năm 2024
Chính trị
26/11/2024 15:08
Sáng 26/11, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KTQP) 356, Quân khu II tổ chức Hội nghị Gặp mặt già làng, trưởng bản, người có uy tín trong khu kinh tế quốc phòng năm 2024.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
26/11/2024 10:33
Ngày 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân
Củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân
Chính trị
26/11/2024 09:11
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới, Ban Thường vụ Huyện ủy Nậm Nhùn ban hành kế hoạch thực hiện các nghị quyết, kế hoạch của trung ương, của tỉnh về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện biên giới tỉnh Lai Châu đến năm 2025; xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh giai đoạn 2024-2030… Trên cơ sở đó, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp lồng ghép các nhiệm vụ công tác dân vận vào các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh để triển khai thực hiện hiệu quả.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
25/11/2024 18:40
Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định khai trừ Đảng các đồng chí Phạm Văn Vọng, Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh; để các đồng chí: Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương.
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
25/11/2024 17:46
Trung ương đã cho ý kiến thống nhất cho hai đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng do có sai phạm.
Quốc kỳ kỳ lạ!
─ Đảng bộ Quốc kỳ ─ Quốc kỳ kỳ lạ!
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
25/11/2024 15:12
Nói lạ thì chả có gì xa lạ về lá Quốc kỳ của ta. Thậm chí nhiều nước, nhiều bạn bè quốc tế cũng thông thạo và yêu mến như dân ta. Cái lạ là tình cảm của dân ta dành cho “logo” của đất nước nó khác biệt hoàn toàn so với các nước khác. Tôi đã nhìn thấy cảnh các chị em bên Mỹ mặc bộ đồ tắm có biểu tượng cờ của Hoa Kỳ mà thấy thật lạ. Ở nước ta đó là một sự xúc phạm!
Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật
Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật
Pháp luật
25/11/2024 12:56
Huyện biên giới Nậm Nhùn có 11 dân tộc, dân số hơn 29 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95%. Những năm qua, cùng với nhiệm vụ về công tác quốc phòng, quân sự, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Nậm Nhùn còn thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến người dân trên địa bàn.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2894 ngày 28/11/2024
Báo Lai Châu Số 2893 ngày 27/11/2024
Báo Lai Châu Số 2892 ngày 25/11/2024
Báo Lai Châu Số 2891 ngày 22/11/2024
Báo Lai Châu Số 2890 ngày 21/11/2024
Báo Lai Châu Số 2889 ngày 20/11/2024
Báo Lai Châu Số 2888 ngày 18/11/2024
Báo Lai Châu Số 2887 ngày 15/11/2024
Báo Lai Châu Số 2886 ngày 14/11/2024
Báo Lai Châu Số 2885 ngày 13/11/2024
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.